Lịch sử Syria

Bài chi tiết: Lịch sử Syria

Văn minh Eblan

Quanh thành phố khảo cổ Ebla gần thành phố Idlib ở phía bắc Syria, được phát hiện năm 1975, một đế chế Semitic trải dài từ Biển Đỏ ở phía nam tới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc và tới Mesopotamia ở phía đông, tồn tại từ năm 2500 tới năm 2400 trước Công Nguyên. Ebla có vẻ đã được thành lập từ khoảng năm 3000 trước Công Nguyên, và dần xây dựng đế chế của nó thông qua thương mại với các thành phố của người SumerAkkad, cũng như với các dân tộc ở phía tây bắc.[14] Những món quà từ các Pharaoh, được tìm thấy trong các cuộc khai quật, xác nhận mối quan hệ của Ebla với Ai Cập. Các học giả tin rằng ngôn ngữ của Ebla thuộc trong những ngôn ngữ Semitic viết cổ nhất đã được biết, được gọi là Paleo-Canaanite.[14]

Tuy nhiên, những xếp hạng gần đây hơn của ngôn ngữ Eblaite đã cho thấy rằng nó là một ngôn ngữ đông Semitic, liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ Akkad.[15] Văn minh Eblan dường như đã bị Sargon của Akkad chinh phục khoảng năm 2260 trước Công Nguyên; thành phố được tái lập, như nhà nước của người Amorites, vài thế kỷ sau, và phát triển thịnh vượng ở đầu thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên cho tới khi bị người Hittites chinh phục.[16]

Thời cổ đại và đầu thời kỳ Thiên chúa giáo

Nhà hát La Mã tại Bosra. Philippus Ả Rập, Hoàng đế La Mã

Trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, Syria bị chiếm đóng liên tục bởi người Canaan, Phoenicia, và Arameans như một phần của sự tan vỡ và trao đổi chung liên quan tới Người Biển. Người Phoenicia định cư dọc theo bờ biển Palestine, cũng như ở phía tây (Liban), đã nổi tiếng về những cây tuyết tùng tháp của họ. Người Ai Cập, Sumeria, Assyria, Babylon và người Hittites đã nhiều lần chiếm vùng đất Syria chiến lược trong giai đoạn này; vùng đất giữa nhiều đế chế của họ là đầm lầy.[14]

Cuối cùng, người Ba Tư chiếm Syria như một phần quyền bá chủ Tây Nam Á của họ; sự thống trị này được trao lại cho người Macedonia cổ đại sau những cuộc chinh phục của Alexander Đại đếĐế chế Seleucid. Thủ đô của Đế chế này (được thành lập năm 312 trước Công nguyên) nằm tại Antioch, Antakya hiện nay bên trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Đế chế Seleucid về cơ bản chỉ là một giai đoạn suy tàn kéo dài và chậm chạp, và Pompey Đại đế chiếm Antioch năm 64 trước Công nguyên, biến Syria trở thành một tỉnh của La Mã. Vì thế quyền kiểm soát vùng này được trao cho người La Mã và sau đó là người Byzantine.[14]

Trong thời kỳ Đế chế La Mã, thành phố Antioch là thành phố lớn thứ ba của đế chế sau Roma và Alexandria. Với dân số ước tính ở đỉnh điểm là 500,000 người, Antioch là một trong những trung tâm lớn của thương mại và công nghiệp của thế giới cổ đại. Dân số Syria ở thời kỳ hoàng kim của đế chế có lẽ không bị vượt quá cho tới tận thế kỷ XIX. Dân số đông đúc và giàu có của Syria khiến nó trở thành một trong những tỉnh quan trọng nhất của La Mã, đặc biệt trong các thế kỷ thứ II và thứ III (Công nguyên).[17]

Hoàng đế La Mã Alexander Severus, cầm quyền từ năm 222 đến năm 235, là người Syria. Anh/em họ của ông Elagabalus, là hoàng đế từ năm 218 tới năm 222, cũng là người Syria và gia đình ông có quyền cha truyền con nối với chức thầy tế cao cấp của thần mặt trời El-Gabal tại Emesa (Homs hiện đại) ở Syria. Một hoàng đế La Mã khác cũng là người Syria là Marcus Julius Philippus, hoàng đế từ năm 244 tới năm 249.[17]

Syria quan trọng trong lịch sử Thiên chúa giáo; Saul của Tarsus đã được cải đạo trên đường tới Damascus, sau đó được gọi là Thánh tông đồ Paul, và đã thành lập Nhà thờ Thiên chúa giáo có tổ chức đầu tiên tại Antioch ở Syria cổ đại, từ đó ông đã để lại dấu ấn trong nhiều chuyến đi truyền giáo.(Acts 9:1-43)

Thành phố sa mạc nổi tiếng Palmyra, các tàn tích của nó hiện là một Địa điểm Di sản Thế giới của Liên hiệp quốc, đã từng phát triển tại sa mạc Syria ở thế kỷ thứ I và thứ II (Công Nguyên).Sân Thánh đường Umayyad, Damascus.

Thời kỳ Hồi giáo

Tới năm 640 Công Nguyên, Syria đã bị quân đội Rashidun dưới sự lãnh đạo của Khaled ibn al-Walid chinh phục, dẫn tới việc vùng này trở thành một phần của đế chế Hồi giáo. Ở giữa thế kỷ thứ VII, triều đại Umayyad, khi ấy là những người cai trị đế chế, đặt thủ đô đế chế tại Damascus. Syria được chia thành bốn quận: Damascus, Hims, PalestineJordan. Đế chế Hồi giáo trải dài từ Tây Ban NhaMaroc tới Ấn Độ và nhiều phần của Trung Á, vì thế Syria thịnh vượng về kinh tế, là thủ đô của đế chế. Những nhà cai trị triều Ummayad đầu tiên như Abd al-Malikal-Walid đã xây dựng nhiều cung điện lộng lẫy và các thánh đường Hồi giáo trên khắp Syria, đặc biệt tại Damascus, Aleppo và Homs. Có sự khoan dung lớn với tín đồ Thiên chúa giáo trong thời kỳ này và nhiều người giữ các chính vụ trong chính phủ. Quyền lực của quốc gia suy giảm nhiều sau thời cai trị của nhà Ummayad; chủ yếu bởi sự chuyên chế và tham nhũng lan tràn khắp giới lãnh đạo đế chế, sự xung đột giữa các nhân viên, và những cuộc cách mạng nối tiếp nhau của những nhóm nghèo khổ và bị đàn áp. Khi một trong những thủ lĩnh Ummayad trả lời một câu hỏi về các lý do dẫn tới sự suy tàn của đế chế của ông: "Thay vì thăm những nơi cần thăm, chúng tôi lại quan tâm nhiều hơn tới khoái lạc và sự vui thú của cuộc sống; chúng tôi đàn áp nhân dân của chúng tôi cho tới khi họ đầu hàng và tìm cách giải thoát khỏi chúng tôi, [...] chúng tôi tin tưởng những vị quan chỉ lo cho quyền lợi của riêng mình và tìm cách che giấu các bí mật khỏi triều đình, và chúng tôi không vội vàng trao thưởng cho các chiến sĩ của chúng tôi khiến chúng tôi mất sự tuân thủ của họ cho kẻ thù của mình." Triều đại Ummayad sau đó bị triều đại Abbasid lật đổ năm 750, họ dời thủ đô của đế chế tới Baghdad. Tiếng Ả Rập — trở thành ngôn ngữ chính thức dưới thời cai trị của Ummayad — trở thành ngôn ngữ ưu thế, thay thế tiếng Hy LạpAramaic trong thời Abbasid. Năm 887, người Tulunid tại Ai Cập sáp nhập Syria từ tay nhà Abbasid, và sau đó bị thay thế bởi triều đại Hamdanid có nguồn gốc ở Aleppo do Sayf al-Daula sáng lập.[18]

Những đoạn bờ biển của Syria trong một thời gian ngắn nằm trong tay các lãnh chúa Frankish trong thời Thập tự chinh ở thế kỷ XII, và được gọi là nhà nước Thập tự chinh của Công quốc Antioch. Vùng này cũng bị đe doạ bởi những kẻ cực đoan Shi'a được gọi là Những kẻ giết người (Hashshashin). Năm 1260, người Mông Cổ tới nơi, dưới sự lãnh đạo của Hulegu với một đội quân 100.000 người, phá huỷ các thành phố và các công trình thuỷ lợi. Aleppo sụp đổ tháng 1 năm 1260, và Damascus vào tháng 3, nhưng sau đó Hulegu phải ngừng cuộc tấn công để quay về Trung Quốc giải quyết cuộc tranh cãi kế vị. Quyền chỉ huy của đội quân Mông Cổ ở lại thuộc Kitbugha, một người Mông Cổ theo Thiên chúa giáo. Vài tháng sau, người Mamluk tới nơi với một đội quân từ Ai Cập, và đã đánh bại quân Mông Cổ trong trận Ayn Jalut, ở Galilee. Nhà lãnh đạo Mamluk, Baybars, lập các thủ đô của mình tại CairoDamascus, được kết nối bằng một con đường thư tín sử dụng cả ngựa và bồ câu đưa thư. Khi Baybars chết, người kế vị ông bị lật đổ, và quyền lực rơi vào tay một người Thổ tên là Qalawun. Cùng lúc ấy, một tiểu vương Ả Rập là Sunqur al-Ashqar đã tìm cách tuyên bố mình là vua cai trị Damascus, nhưng ông bị Qalawun đánh bại ngày 21 tháng 6 năm 1280, và bỏ chạy tới miền bắc Syria. Al-Ashqar, người đã cưới một phụ nữ Mông Cổ, kêu gọi sự giúp đỡ từ những người Mông Cổ, và vào năm 1281, họ tới nơi với một đội quân 50.000 người Mông Cổ và 30.000 người Armenia, Gruzia, và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với lực lượng phiến loạn của Al-Ashqar. Người Mông Cổ của Ilkhanate chiếm thành phố, nhưng Qalawun tới nơi với một lực lượng Mamluk, thuyết phục Al-Ashqar thay đổi ý định và gia nhập cùng ông ta, và họ chiến đấu chống lại người Mông Cổ ngày 29 tháng 10 năm 1281, trong Trận Homs thứ hai, một trận cận chiến dẫn tới cái chết của đa số chiến binh, nhưng cuối cùng chiến thắng thuộc về người Mamluk.[19]

Năm 1400, Timur Lenk, hay Tamerlane, xâm lược Syria, cướp phá Aleppo và chiếm Damascus sau khi đánh bại quân đội Mamluk. Người dân thành phố bị thảm sát, ngoại trừ các thợ thủ công, những người bị trục xuất tới Samarkand.[20][21] Chính trong những cuộc chinh phục của Timur mà dân số Thiên chúa giáo bản xứ tại Syria bắt đầu phải chịu sự đàn áp lớn hơn.

Tới cuối thế kỷ XV, sự khám phá ra con đường biển từ châu Âu tới Viễn Đông đã chấm dứt nhu cầu về một con đường thương mại trên đất liền qua Syria. Bị người Mông Cổ phá huỷ, Syria dễ dàng bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XX, và tự thấy mình hầu như tách biệt và bị lãng quên bởi các sự kiện thế giới. xem thêm Syria Ottoman

Thời kỳ Ottoman

Bài chi tiết: Syria Ottoman
Quân đội Đức tại Aleppo, mùa hè năm 1917

Đế chế Ottoman chiến đấu bên cạnh Đức trong Thế Chiến I, những kế hoạch của các cường quốc Đồng minh nhằm làm tan rã lãnh thổ to lớn của Ottoman khi ấy đã có thể thực hiện. Hai nhà ngoại giao của Đồng minh (François Georges-Picot người Pháp và Mark Sykes người Anh) bí mật đồng thuận, từ lâu trước cuộc chiến, cách phân chia Đế chế Ottoman thành nhiều vùng ảnh hưởng. Thoả thuận Sykes-Picot năm 1916 đặt ra số phận của Tây Nam Á hiện đại trong thế kỷ tiếp sau; trao cho Pháp vùng phía bắc (Syria, với sau này là Liban), và Anh Quốc phía nam (Jordan, Iraq và sau này, sau những cuộc tái đàm phán năm 1917, Palestine - 'để đảm bảo việc vận chuyển quân hàng ngày từ Haifa tới Baghdad' - thoả thuận n° 7). Hai lãnh thổ chỉ bị chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Nhưng những khám phá đầu tiên về dầu mỏ trong vùng Mosul chỉ ngay trước khi cuộc chiến chấm dứt dẫn tới một cuộc đàm phán khác với người Pháp năm 1918 để nhượng vùng này vào 'Khu vực B', hay vùng ảnh hưởng của Anh. Các biên giới giữa 'Vùng A' và 'Vùng B' đã không thay đổi từ năm 1918 cho đến nay. Từ năm 1920, hai bên đã được công nhận quốc tế theo uỷ quyền của Hội quốc liên bởi hai quốc gia thống trị; Pháp và Anh.[22]

Uỷ trị Pháp

Các nhà nước uỷ trị Pháp.Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Hashim al-Atassi năm 1936

Năm 1920, một Vương quốc Ả Rập Syria độc lập được thành lập dưới sự cai trị của Faisal I thuộc gia đình Hashemite, người sau này trở thành Vua Iraq. Tuy nhiên, quyền cai trị của ông với Syria đã chấm dứt chỉ sau vài tháng, sau cuộc xung đột giữa các lực lượng Ả Rập Syria của ông và những lực lượng chính quy của Pháp tại Trận Maysalun. Quân đội Pháp chiếm Syria cuối năm đó sau khi hội nghị San Remo đề xuất rằng Hội quốc liên đặt Syria dưới sự uỷ trị Pháp.[23] Năm 1925 Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo một cuộc nổi dậy bùng phát tại vùng núi Druze và lan ra toàn thể Syria cùng nhiều vùng của Liban. Đây được coi là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất chống lại sự uỷ trị Pháp, bởi nó bao gồm toàn bộ Syria và đã diễn ra những trận đánh kinh hoàng giữa quân nổi dậy và quân Pháp.[2]Ngày 23 tháng 8 năm 1925 Quốc vương Pasha al-Atrash chính thức tuyên bố cách mạng chống lại người Pháp và chiến tranh nhanh chóng nổ ra tại Damascus, Homs và Hama. Al-Atrash đã giành nhiều trận thắng trước quân Pháp ở thời điểm đầu cuộc cách mạng, đáng chú ý là Trận Al-Kabir ngày 21 tháng 7 năm 1925, Trận Al-Mazra'a ngày 2 tháng 8 năm 1925, và sau đó là các trận đánh Salkhad, Almsifarh và Suwayda. Sau những thắng lợi của phe nổi dậy trước quân Pháp, Pháp đã gửi hàng nghìn quân tới Syria và Liban từ Maroc và Sénégal, được trang bị vũ khí hiện đại, so với số lượng quân nhu hạn chế của phe nổi dậy. Việc này đã làm xoay chuyển cơ bản kết quả và cho phép người Pháp giành lại nhiều thành phố, dù sự kháng cự chỉ chấm dứt vào mùa thu năm 1927. Người Pháp kết án tử hình Quốc vương al-Atrash, nhưng ông đã trốn thoát với một số quân nổi dậy tới Transjordan và sau đó được ân xá. Ông quay lại Syria năm 1937 sau khi ký kết Hiệp ước Syria Pháp và được nhân dân đón chào nồng nhiệt.Syria và Pháp đã đàm phán một hiệp ước độc lập tháng 9 năm 1936, và Hashim al-Atassi, người là Thủ tướng trong thời gian cai trị ngắn ngủi của Vua Faisal, là tổng thống đầu tiên được bầu theo một hiến pháp mới, lần đầu tiên là hiện thân của nhà nước cộng hoà Syria hiện đại. Tuy nhiên, hiệp ước không bao giờ có hiệu lực bởi Quốc hội Pháp từ chối phê chuẩn nó. Với sự sụp đổ của nhà nước Pháp năm 1940 trong Thế Chiến II, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Vichy cho tới khi Anh Quốc và Pháp Tự do chiếm nước này tháng 7 năm 1941. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới ngày 1 tháng 1 năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực tiếp tục từ các nhóm quốc gia Syria và của Anh buộc người Pháp phải rút quân tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà đã được thành lập trong thời uỷ trị.[24]

Bất ổn và quan hệ nước ngoài: độc lập tới năm 1967

Dù có sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau khi tuyên bố độc lập, chính trị Syria từ khi độc lập tới cuối thập niên 1960 được ghi dấu bởi sự thay đổi. Từ năm 1946 tới năm 1956, Syria có 20 nội các khác nhau và soạn thảo bốn bản hiến pháp khác nhau. Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Ả Rập-Israel, liên kết cùng các quốc gia Ả Rập trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel.[25] Quân đội Syria bị đẩy lùi khỏi hầu hết lãnh thổ Israel, nhưng đã thiết lập được các căn cứ tại Cao nguyên Golan và tìm cách giữ các biên giới cũ và một số lãnh thổ mới (chúng được chuyển đổi thành "cái gọi là" các khu vực phi quân sự dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc, nhưng sau đó dần mất vào tay Israel trong những năm giữa các cuộc chiến; vị thế của các lãnh thổ này đã trở thành một cản trở cho các cuộc đàm phán Syria-Israel).

Tổng thống Adib Shishakli

Thất bại nhục nhã của quân đội là một trong những yếu tố dẫn tới việc Thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền lực năm 1949, trong cái từng được miêu tả như vụ đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Ả Rập.[25] từ khi Thế Chiến II bắt đầu. Việc này nhanh chóng được tiếp nối bằng một vụ đảo chính mới, bởi Thiếu tá Sami al-Hinnawi, người sau đó nhanh chóng bị Thiếu tá Adib Shishakli hạ bệ, tất cả đều diễn ra trong cùng một năm.[25] Sau khi thực hiện ảnh hưởng phía sau hậu trường ở một số thời điểm, lập vai trò thống trị trong nghị viện đã tan rã, Shishakli tung ra một cuộc đảo chính thứ hai năm 1951, mở rộng vai trò của mình và cuối cùng xoá bỏ cả nghị viện và hệ thống đa đảng phái. Chỉ khi chính tổng thống Shishakli bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 1954, hệ thống nghị viện mới được tái lập, nhưng hoàn toàn suy yếu vì những trò vận động chính trị được ủng hộ bởi các phe nhóm đang cạnh tranh lẫn nhau trong giới quân sự.[25] Tới thời điểm đó, chính trị dân sự đã phần lớn không còn ý nghĩa, và quyền lực dần tập trung vào phái quân sự và an ninh, khi ấy đã chứng tỏ mình là lực lượng duy nhất có khả năng nắm và - có lẽ - giữ quyền lực.[25] Các định chế nghị viện vẫn còn yếu kém và không hiệu quả, bị thống trị bởi những cuộc tranh giành đảng phái đại diện cho giới chủ đất và nhiều quý tộc Sunni đô thị, trong khi kinh tế và chính trị bị quản lý kém, và ít điều được thực hiện để tăng cường vai trò của tầng lớp nông dân Syria đa số. Điều này, cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa Nasser và các tư tưởng chống thực dân khác, đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho nhiều phong trào quốc gia Ả Rập, chủ nghĩa quốc gia Syria và xã hội chủ nghĩa, những người đại diện cho các phái bất mãn trong xã hội, đáng kể nhất gồm cả các nhóm thiểu số tôn giáo và những người yêu cầu cải cách cấp tiến.[25]

Trong cuộc khủng hoảng kênh Suez năm 1956, sau khi quân đội Israel xâm lược Bán đảo Sinai, và sự can thiệp của quân đội Anh và Pháp, thiết quân luật được ban bố tại Syria. Những cuộc tấn công tháng 11 năm 1956 vào các đường ống dẫn dầu của Iraq để trả đũa việc Iraq chấp nhận tham gia Hiệp ước Baghdad. Đầu năm 1957 Iraq đề nghị Ai Cập và Syria phản đối một sự tiếp quản Jordan.[26]

Tháng 11 năm 1956 Syria ký một hiệp ước với Liên Xô, cung cấp một cứ điểm cho Chủ nghĩa cộng sản tạo lập ảnh hưởng bên trong chính phủ để đổi lấy các máy bay, xe tăng và các trang thiết bị quân sự khác.[25] Sự gia tăng sức mạnh kỹ thuật quân sự này của Syria đã làm Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại, bởi dường như có nguy cơ đáng sợ rằng Syria sẽ chiếm lại Iskenderun, một vấn đề gây tranh cãi giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, Syria và Liên bang Xô viết buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ tập trung quân đội tại biên giới Syria. Trong sự căng thẳng này, những người cộng sản đã giành thêm được quyền quản lý với chính phủ và quân đội Syria. Chỉ những cuộc tranh luận đang nóng lên ở Liên hiệp quốc (nơi Syria là một thành viên từ đầu) mới làm giảm nhẹ mối đe doạ chiến tranh.[27]

Sự bất ổn chính trị của Syria trong những năm sau cuộc đảo chính năm 1954, sự tương đồng trong các chính sách của Syria và Ai Cập, và lời kêu gọi của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdal Nasser về vai trò lãnh đạo của nước này trong bối cảnh vụ khủng hoảng kênh Suez đã tạo ra sự ủng hộ tại Syria về một liên minh với Ai Cập.[25] Ngày 1 tháng 2 năm 1958, Tổng thống Syria Shukri al-Quwatli và Nasser thông báo sự sáp nhập hai quốc gia, lập ra Cộng hoà Ả Rập Thống nhất, và toàn bộ các đảng chính trị Syria, cũng như những người Cộng sản bên trong đó, ngừng công khai các hoạt động.[24]

Tuy nhiên, liên minh này không mang lại thành công.[25] Sau một cuộc đảo chính quân sự ngày 28 tháng 9 năm 1961, Syria rút lui, tái lập mình thành nhà nước Cộng hoà Ả Rập Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Hội đồng Quốc gia Bộ chỉ huy Cách mạng của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Vụ chiếm quyền được các thành viên của Đảng Phục hồi Xã hội chủ nghĩa Ả Rập (Đảng Baath) sắp đặt, đảng này đã hoạt động tích cực tại Syria và các quốc gia Ả Rập khác từ cuối những năm 1940. Nội các mới có đa số là các thành viên đảng Baath.[24][25]

Vụ đảng Baath chiếm quyền ở Syria sau một vụ đảo chính của đảng Baath tại Iraq vào tháng trước đó. Chính phủ mới của Syria nghiên cứu khả năng lập liên minh với Ai Cập và với nước Iraq cũng đang nằm dưới sự quản lý của đảng Baath.[25] Một thoả thuận được ký kết tại Cairo ngày 17 tháng 4 năm 1963, về một cuộc trưng cầu dân ý về hợp nhất sẽ được tổ chức vào tháng 9 năm 1963. Tuy nhiên, những bất đồng nghiêm trong giữa các bên nhanh chóng xuất hiện, và liên bang ba bên đã không thể hình thành. Sau đó, chính phủ đảng Baath tại Syria và Iraq bắt đầu đàm phán việc thành lập liên minh hai nước. Những kế hoạch này sụp đổ tháng 11 năm 1963, khi chính phủ Baath tại Iraq bị lật đổ. Tháng 5 năm 1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn - công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp - một hội đồng tổng thống, với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23 tháng 2 năm 1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự ngày 1 tháng 3.[25] Các lãnh đạo cuộc đảo chính miêu tả nó như là một "cuộc chỉnh lý" các nguyên tắc của đảng Baath.[25]

Chiến tranh sáu ngày và hậu quả

Bài chi tiết: Chiến tranh sáu ngày

Khi Nasser đóng cửa Vịnh Aqaba với các con tàu đi về Eilat, chính phủ Baath ủng hộ vị lãnh đạo Ai Cập, các đội quân tập trung tại Cao nguyên Golan chiến lược để phòng vệ chống lại những cuộc bắn pháo của Israel vào Syria. Theo văn phòng Liên hiệp quốc tại Jerusalem từ năm 1955 tới năm 1967, 65 trong 69 vụ bùng phát căng thẳng biên giới giữa Syria và Israel do người Israel gây ra.[28] Tờ New York Times thông báo năm 1997 rằng "Moshe Dayan, vị chỉ huy được ca tụng, người là Bộ trưởng Quốc phòng năm 1967, đã ra lệnh chinh phục Golan…[said] nhiều vụ bắn nhau với người Syria là do phía Israel cố tình gây ra, và những người dân định cư tạo áp lực đòi chính phủ chiếm Cao nguyên Golan ít quan tâm tới an ninh hơn nhiều so với đất đai của họ."[29][30] Tháng 5 năm 1967, Hafez al-Assad, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng Syria tuyên bố: "Các lực lượng của chúng tôi hiện hoàn toàn sẵn sàng không chỉ cho việc đẩy lùi sự thù địch, mà còn thực hiện hành động giải phóng, và đạp tan sự hiện diện của người Do Thái trên quê hương Ả Rập. Quân đội Syria, với những ngón tay đã đặt trên cò súng, đang thống nhất... Tôi, với tư cách một quân nhân, tin rằng thời điểm đã tới để bước vào một trận đánh của sự huỷ diệt."[31] Sau khi Israel tung ra cuộc tấn công trước vào Ai Cập để bắt đầu cuộc chiến tranh tháng 6 năm 1967, Syria cũng tham chiến chống lại Israel. Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, sau khi đã chiếm Bán đảo Sinai và Dải Gaza từ Ai Cập, cũng như Bờ Tâyđông Jerusalem từ Jordan, Israel quay sự chú ý sang Syria, chiếm toàn bộ Cao nguyên Golan trong chưa tới 48 giờ.[32]

Xung đột đã phát triển giữ một cánh quân sự cực đoan và một nhánh dân sự ôn hoà hơn của Đảng Baath. Cuộc rút lui năm 1970 của các lực lượng Syria được gửi tới để giúp đỡ PLO trong những hành động thù địch "tháng 9 Đen" với Jordan phản ánh sự bất đồng chính trị này bên trong giới lãnh đạo Đảng Baath cầm quyền.[33] Tới ngày 13 tháng 11 năm 1970, Bộ trưởng Quốc phòng Hafez al-Assad được nhất trí đưa lên làm nhân vật chủ chốt của chính phủ, khi ông thực hiện một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu ("Phong trào Chỉnh đốn").[34]

Đảng Baath cầm quyền dưới thời Hafez al-Assad, 1970–2000

Hafez al-Assad, cựu tổng thống Syria.

Ngay khi nắm quyền lực, Hafez al-Assad nhanh chóng hành động để thành lập một cơ cấu tổ chức cho chính phủ của ông và củng cố quyền lực. Bộ chỉ huy Địa phương Lâm thời của Đảng Baath Xã hội chủ nghĩa của Assad chỉ định một cơ quan lập pháp gồm 173 thành viên, Hội đồng Nhân dân, trong đó Đảng Baath chiếm 87 ghế. Số ghế còn lại được chia cho "các tổ chức nhân dân" và các đảng nhỏ khác. Tháng 3 năm 1971, đảng tổ chức các đại hội địa phương và bầu một Bộ chỉ huy Địa phương mới gồm 21 thành viên do Assad đứng đầu. Cũng trong tháng đó, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để xác nhận vị trí Tổng thống của Assad trong một nhiệm kỳ 7 năm. Tháng 3 năm 1972, để mở rộng nền tảng của chính phủ, Assad thành lập Mặt Trận Tiến bộ Quốc gia, một liên minh các đảng do Đảng Baath lãnh đạo, và cuộc bầu cử được tổ chức để thành lập các hội đồng địa phương tại mỗi trong 14 vùng thủ hiến của Syria. Tháng 3 năm 1973, một hiến pháp mới của Syria bắt đầu có hiệu lực và ngay sau đó là cuộc bầu cử nghị viện cho Hội đồng Nhân dân, cuộc bầu cử đầu tiên như vậy từ năm 1962.[24] Hiến pháp 1973 ban cho Tổng thống Assad quyền lực gần như tuyệt đối. Thủ tướng và nội các do Tổng thống chỉ định mà không cần bất kỳ sự phê chuẩn nào.[35] Bất kỳ ai muốn thành đạt trên con đường hoạn lộ đều phải thông qua Đảng và phải thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và Assad. Những công việc béo bơtrong chính quyến thường được trao cho thành viên trong gia đình Tổng thống hoặc cho người trong nhóm thiểu số Alawite hay đồng hương với Tổng thống Assad.[36]

Ngày 6 tháng 10 năm 1973, Syria và Ai Cập khởi động cuộc Chiến tranh Yom Kippur bằng cách tung ra một cuộc tấn công đầy bất ngờ vào các lực lượng Israel đang chiếm đóng Cao nguyên Golan của Syria và Bán đảo Sinai của Ai Cập. Sau thắng lợi ban đầu, quân đội Israel đã lấy lại những gì đã mất, đẩy quân đội Syria ra khỏi Golan và tiến vào trong lãnh thổ Syria vượt qua biên giới năm 1967. Như một hậu quả, Israel tiếp tục chiếm đóng Cao nguyên Golan như một phần của các lãnh thổ do Israel chiếm đóng.[37]

Đầu năm 1976, nội chiến Liban trở nên bất lợi cho người Thiên chúa giáo Maronite. Syria gửi 40,000 quân vào nước này để giúp họ khỏi bị đánh bại, nhưng nhanh chóng bị lôi kéo vào cuộc nội chiến Liban, bắt đầu 30 năm Syria chiếm đóng Liban. Nhiều tội ác tại Liban gắn liền với các lực lượng và các nhân viên tình báo Syria (trong số đó, các vụ ám sát Kamal JumblatBachir Gemayel thường được cho là có liên quan tới Syria hay các nhóm được Syria hậu thuẫn). Trong 15 năm sau đó của cuộc nội chiến, Syria chiến đấu vì cả sự kiểm soát với Liban, và như một nỗ lực nhằm làm suy yếu Israel ở miền nam Liban, thông qua việc sử dụng trên diện rộng các đồng minh Liban làm các chiến binh uỷ nhiệm. Nhiều người coi sự hiện diện của quân đội Syria tại Liban như là một sự chiếm đóng, đặc biệt sau khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1990, sau Thoả thuận Taif được Syria tài trợ. Syria sau đó vẫn ở lại Liban cho tới năm 2005, thực hiện một sự ảnh hưởng rất mạnh với chính trị Liban, khiến rất nhiều người phẫn nộ.[cần dẫn nguồn]

Khoảng một triệu công nhân Syria đã tới LIban sau khi cuộc chiến chấm dứt để tìm việc làm trong công cuộc tái thiết nước này.[38] Các công nhân Syria được ưa chuộng hơn người Palestine và các công nhân Liban bởi họ có thể nhận lương thấp hơn, nhưng một số người đã phàn nàn rằng việc chính phủ Syria khuyến khích các công dân của mình vào nước láng giềng nhỏ bé và bị quản lý quân sự để tìm việc, trên thực tế là một nỗ lực thực dân hoá Liban của Syria. Hiện tại, các nền kinh tế Syria và Liban hoàn toàn độc lập. Năm 1994, dưới áp lực từ Damascus, chính phủ Liban trong một hành động gây tranh cãi đã trao quyền công dân cho hơn 200,000 người Syria sống ở nước này.[39] (Để biết thêm về vấn đề, xem Nhân khẩu Liban)

Chính phủ chuyên chế không phải không bị chỉ trích, sự bất mãn công khai bị đàn áp. Tuy nhiên, một sự thách thức nghiêm trọng xuất hiện hồi cuối thập niên 70, từ những người Hồi giáo Sunni chính thống, những người chối bỏ các giá trị căn bản của chương trình thế tục của Đảng Baath và kêu gọi cai trị bởi Alawis, những người họ coi là dị giáo. Từ năm 1976 cho tới khi nó bị đàn áp năm 1982, the tổ chức Anh em Hồi giáo bảo thủ đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống chính phủ. Để đối phó với một âm mưu nổi dậy của tổ chức này vào tháng 2 năm 1982, chính phủ đã đàn áp những người chính thống tập trung tại thành phố Hama, san bằng nhiều phần thành phố bằng pháo binh, khiến từ 10.000 tới 25.000 người chết và bị thương, chủ yếu là thường dân (xem thảm sát Hama). Từ đó, những cuộc tuần hành công khai và các hoạt động chống chính phủ đã bị hạn chế.[24]

Sự tham gia của Syria vào liên minh đa quốc gia do Mỹ cầm đầu năm 1990 chống Saddam Hussein đã đánh dấu một sự thay đổi bước ngoặt trong các quan hệ của Syria cả với các quốc gia Ả Rập khác và thế giới phương tây. Syria đã tham gia vào Hội nghị Hoà bình tây Nam Á đa bên tại Madrid tháng 10 năm 1991, và trong thập niên 1990 tham gia vào những cuộc đàm phán trực tiếp, mặt đối mặt với Israel. Những cuộc đàm phán này đã thất bại, và không còn có những cuộc đàm phán trực tiếp Syria-Israel nữa từ khi Tổng thống Hafiz al-Assad gặp gỡ với Tổng thống Bill Clinton tại Genève tháng 3 năm 2000.[40]

Thế kỷ XXI

Xem thêm: Bashar al-Assad
Tổng thống Syria Bashar al-Assad và vợ Asma al-Assad

Hafez al-Assad mất vào ngày 10 tháng 6 năm 2000. Con trai ông là Bashar al-Assad được bầu làm thủ tướng trong một cuộc bầu cử không có đối thủ.[24] Trong quá trình bầu cử diễn ra Mùa xuân Damascus và các hy vọng cải cách, song đến mùa thu năm 2001, nhà cầm quyền đàn áp phong trào, tống giam một số tri thức hàng đầu.[41] Cải cách bị hạn chế trong một số cải cách thị trường.[42][43][44]

Ngày 5 tháng 10 năm 2003, Israel oanh tạc một địa điểm gần Damascus vì cho rằng đó là một cơ sở huấn luyện khủng bố của Jihad Hồi giáo.[45] Trong tháng 3 năm 2004, người Kurd và người Ả Rập Syria xung đột tại thành phố đông bắc al-Qamishli. Dấu hiệu hỗn loạn được nhận thấy trong các thành phố Qamishli và Hasakeh.[46] Năm 2005, Syria kết thúc chiếm đóng Liban.[47] Ngày 6 tháng 9 năm 2007, các máy bay tiêm kích bị cáo buộc là của Israel đã tiến hành Chiến dịch Orchard chống lại một cơ sở nghi là lò phản ứng hạt nhân đang được Triều Tiên xây dựng tại Syria.[48]

Nội chiến Syria được kích thích từ các cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập. Nó bắt đầu vào năm 2011 dưới hình thức một chuỗi các cuộc kháng nghị được cho là hoà bình, tiếp đó quân đội Syria bị cáo buộc tiến hành trấn áp.[49] Trong tháng 7 năm 2011, những quân nhân đào ngũ tuyên bố thành lập Quân đội Syria Tự do và bắt đầu lập các đơn vị chiến đấu. Thế lực phản đối chủ yếu là người Hồi giáo Sunni, trong khi các nhân vật đứng đầu chính phủ nhìn chung gắn bó với giáo phái Alawi.[50] Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria, tính đến tháng 7 năm 2017 có khoảng 331.765 đến 475.000 người thiệt mạng trong Nội chiến Syria[51] Nhằm tránh bạo lực, 4,9 triệu người Syria đã đi tị nạn tính đến năm 2015.[52]